Chạy trail là gì ?
Chạy địa hình hay Trail running là 1 hoạt động tốt cho sức khỏe và có thể mang đến những thử thách mới lạ thúc đẩy giới hạn phát triển và nâng tầm hoạt động luyện tập chạy bộ cho các runner.
Khác với các hình thức chạy khác như chạy đường trường (chạy road), khi chạy địa hình runner sẽ phải đổi hướng chạy liên tục, vượt qua các vật cản như đá hoặc chạy nước rút lên dốc vì phải trải qua nhiều địa hình khác nhau trên cung đường chạy. Để có thể chinh phục những cung đường khó khăn đó, runner cần phải có 1 đôi giày chuyên dụng có tác dụng bảo vệ đôi chân tốt, hỗ trợ chuyển động linh hoạt và có độ bám cao. Và lúc đó, bạn phải cần 1 đôi giày chạy trail chuyên dụng để có thể chinh phục thử thách mà cung đường mang lại.
Giày chạy trail Kailas Fuga EX 3
Giày chạy trail là loại giày được thiết kế đặc biệt cho các hoạt động chạy bộ trên các địa hình gồ ghề, độ nghiêng lớn và không bằng phẳng như các cung đường chạy road thông thường. Vì vậy các đôi giày chạy trail chuyên dụng thường có các đặc điểm riêng biệt để có thể giúp bảo vệ và hỗ trợ tối đa cho các runner trong địa hình hỗn hợp trên từ chất liệu, kiểu dáng thiết kế hay những tính năng được trang bị trên giày.
Trên thị trường đang có rất nhiều mẫu giày phục vị cho các nhóm thể thao khác nhau như giày đá bóng, giày chơi tennis, bóng bàn,... Vì vậy mỗi nhóm giày lại có các đặc điểm riêng biệt để hoàn thành tốt nhiệm vụ của môn thể thao đó. Nên mình sẽ so sánh những đặc điểm của 1 đôi giày trail với người anh em gần nhất của chúng là những đôi giày chạy road (chạy đường trường).
Sau đây mình sẽ so sánh 1 số điểm cơ bản của 2 nhóm giày này gồm chất liệu cấu thành, độ bền của giày, trọng lượng chênh lệch, lực bám và khả năng bảo vệ bàn chân của giày.
Mỗi phần trên 2 loại giày đều có chất liệu cấu thành khác nhau giúp phục vụ tốt nhất cho khả năng chạy của runner.
Với phần đế giày, giày chạy trail thường có chất liệu cao su cứng cáp hỗ trợ bảo vệ bàn chân khỏi các vật cản khi chạy, đồng thời có khả năng chịu được mài mòn tốt khi chạy trên các địa hình gồ ghề, cùng các gai nhọn và rãnh đế sâu được trang bị giúp tăng mạnh khả năng ma sát và chống trơn trượt trên nhiều địa hình khác nhau. Đối với giày chạy road, chất liệu thường là cao su có tính mềm mại và độ êm ái cao, giúp tăng độ bám và giảm chấn động trên địa hình bằng phẳng, phần gai nhọn thường thấp hơn hoặc không có giúp giảm lực ma sát và tăng cường tốc độ khi chạy.
Tiếp đến là phần thân giày, với giày trail thường có chất liệu nhẹ, đề cao tính thoáng khí nhưng vẫn có khả năng chống thấm nước và mau khô tốt để phù hợp với điều kiện thời tiếp có thể thay đổi bất kỳ lúc nào, cùng với đó là cấu trúc ôm sát phần cổ chân kết hợp lớp màng bảo vệ thường làm bằng TPU giúp bảo vệ chân khỏi va đập và chấn thương có thể mắc phải. Với giày chạy road, chất liệu sẽ đa dạng hơn như vải dệt, lưới cùng độ mỏng nhẹ hơn so với giày chạy trail giúp tăng tính thoát khí, cấu trúc giày sẽ ôm sát bàn chân hơn cho độ linh hoạt tốt hơn.
Cuối cùng là lót giày, cả giày chạy trail và chạy road đều đề cao tính êm ái cho lót giày, cùng với đó là khả năng đệm tốt giúp giảm chấn động và bảo vệ khớp khi chạy.Chất liệu sử dụng thường là chất liệu có khả năng kháng khuẩn, khử mùi tốt, giúp giữ cho bàn chân luôn khô thoáng. Điểm khác nhau duy nhất của 2 loại đó là khả năng bảo vệ chân khỏi vật cả khi chạy được trang bị trên giày chạy trail giúp giảm khả năng chấn thương cho runner.
Với giày trail, phần đế giày được thiết kế để có độ bám tốt trên các bề mặt gồ ghề, mặt nghiêng lớn, ẩm ướt và nhiều chướng ngại vật như sỏi đá, bùn lầy,...
Nhiều thương hiệu như Kailas thường sử dụng chất liệu cao su có độ bám đường tốt như vibram để trang bị trên các mẫu giày của mình như Kailas Pro 4, Kailas EX 3,... tích hợp ở phần đế ngoài của giày giúp giày có độ bám đường tốt hơn, đặc biệt là những đoạn đường ẩm ướt, hạn chế tốt đa các chấn thương không đáng có trong khi chạy cho các runner. Loại cao su này có độ mềm cao hơn so với các loại cao su được trang bị trên các mẫu giày chạy road nên thường sẽ bị mài mòn rất nhanh nếu sử dụng cho các mặt đường như nhựa, bê tông,...
Cấu trúc phần đế của giày chạy trail Kailas Fuga EX 2 Wide Trail Running
Cùng với đó, phần đế giày thường có các gai đế sâu và rộng hơn so với các mẫu chạy road, giúp mang lại độ bám vững chắc cho người chạy khi phải chạy qua nhiều địa hình khác nhau.
Các loại giày chạy trail thường sẽ có trọng lượng nặng hơn các loại giày chạy road bởi chúng sở hữu phần đế ngoài dày dặn và thiết kế lớp đệm giữa đặc hơn. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chúng khó di chuyển. Vậy nên các runner nên ưu tiên các mẫu giày vừa có khả năng bảo vệ chân tốt nhưng cũng không quá nặng để tạo cảm giác tốt nhất cho chân.
Đầu tiên về độ bền, với việc chất liệu của 2 nhóm giày là hoàn toàn khác nhau nên công dụng của 2 loại đế cũng được tùy chỉnh để phù hợp với kiểu chạy chuyên biệt của giày hơn. Cụ thể, phần đế giày trail sẽ có thể dễ dàng bị mài mòn nhanh chóng khi chạy trên các mặt đường nhựa, vỉa hè. Với phần đế của giày road thì hoàn toàn không thể đảm bảo được độ bền khi chạy qua nhiều địa hình khác nhau và chịu tác động liên tục. Ngoài ra, giày chạy địa hình thường được gia cố với chất liệu tổng hợp quanh phần ngón chân, 2 bên và phần gót chân giúp tăng độ bền cho giúp khi phải chống chịu tác động của các vật cản liên tục. Bên cạnh đó, phần lớn các mẫu giày trail trên thị trường hiện nay đều sẽ có phần gắn gaiter hỗ trợ để chống bụi bẩn và nước xâm nhập từ cổ giày.
Độ ổn định của giày trail
Tiếp đến là độ ổn định, phần quyết định đến độ mềm, cứng hay tính ổn định của giày chính là phần đế giữa (phần nằm giữa đế ngoài và phần phân trên của giày).
Đế giữa của giày trail Kailas Fuga Yao
Khi chạy trên địa hình trail gồ ghề, nhiều dốc, runner cần có 1 đôi giày có khả năng nâng đỡ tốt cho phần bàn chân - lý do mà phần đế giữa của giày trail có độ cứng lớn hơn so với giày chay road tuy nhiên vẫn đảm bảo được độ mềm phù hợp để tránh tổn thương lòng bàn chân khi chạy liên tục. Ngoài ra khi chạy trên các đoạn đường trail, runner sẽ phải chịu tác động lực nhẹ hơn so với chạy road nên phần đế giữa của giày cũng sẽ tập trung và khả năng đàn hồi và hấp thụ lực, giảm tiêu hao năng lượng khi chạy.
Runner luôn phải đối mặt với nhiều chướng ngại vật trên đường chạy
Khi chạy trail, thứ luôn có mặt mọi lúc mọi nơi đó chính là các chướng ngại vật như đá nhọn, bụi bẩn, bùn đất và các mẫu giày trail luôn được thiết kế để bảo vệ tối đa bàn chân người chạy khỏi các yếu tố trên. Một số mẫu giày còn được trang bị cả tấm lót chống đá hay còn gọi là rock plate giúp tăng khả năng bảo vệ chân tốt nhất.
Tấm lót chống đá - rock plate trên Altra Superior 4
Còn đối với các mẫu giày chạy road thường có cung đường đẹp hơn, ít vật cản hơn, vì vậy các thương hiệu thường chú trọng tới độ thoáng khí và trọng lượng nhẹ giúp runner dễ dàng bứt tốc. Nhiều đôi giày road cũng được thiết kế có tính ổn định hơn để tránh bị trẹo cổ chân khi chạy, tuy nhiên phần lớn các runner thường sử dụng tính năng này để điều chỉnh dáng chạy chứ không phát huy hết công dụng bảo vệ mà nó mang lại.
Các cung đường chạy road tuyệt đẹp
Trên đây mình đã giải đáp thắc mắc về 1 số vấn đề liên quan đến chạy trail cho những runner vừa bước chân vào con đường thử thách này như giày chạy trail là gì và 1 số điểm khác nhau giữa giày chạy trail và các loại giày thể thao khác ở đây là các mẫu giày chạy road.
Và hiện tại, Antien.vn đang cung cấp những mẫu giày chạy trail đến từ thương hiệu Kailas có giá tiền cực vừa phải với nhiều tính năng ưu việt sẽ có thể đồng hành cùng các runner từ những ngày mới bước chân vào con đường cam go này. Các runner có thể xem thêm thông tin chi tiết về các mẫu giày hiện đang có sẵn trên website Antien.vn tại: https://antien.vn/giay-chay-bo.
Liên hệ ngay Antien.vn hoặc Hotline 19002015 để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm thực tế sản phẩm!