Hầu hết các vòng đeo tay thông minh hiện nay đã đều được tính năng theo dõi sức khỏe như đo nhịp tim, calo tiêu hao, quãng đường đi trong một ngày ... Nhưng không phải ai cũng biết nguyên lý hoạt động của từng chức năng này và nhất là chức năng đo nhịp tim vì nguyên lý hoạt động của chức năng này khá là phức tạp.
Đầu tiên các vòng đeo tay thông minh hiện nay trên thị trường đều được trang bị một con mắt cảm biến quang học ở phía sau vòng tay, đây là phần sẽ áp sát vào da tay của chúng ta và cũng là bộ phận chính để đo nhịp tim của người sử dụng.
Tích đồ PPG (Photoplethysmography - dùng ánh sáng để đo lường thể tích của một cơ quan trong cơ thể). Bằng cách chiếu các xung ánh sáng lên da và đo lường sự thay đổi của lượng ánh sáng bị hấp thụ, các cảm biến sẽ xác định được lượng máu tưới đến các mô và lớp hạ biểu bì dưới da. Toàn bộ kỹ thuật này được thực hiện bởi Pulse Oximeter - máy đo độ bão hòa oxy trong máu dựa trên cơ sở phép đo quang phổ kế và xung động kế.
Vòng tay thông minh sử dụng công nghệ của các thiết bị y tế hiện nay
Mỗi chu kỳ, tim sẽ bơm máu tới các mạch ngoại biên khắp cơ thể. Mặc dù áp lực mỗi lần bơm máu đã giảm dần khi chảy tới da, nhưng độ lớn của nó cũng đủ làm phồng các động mạch và tiểu động mạch trong mô dưới da. Nếu thiết bị đo được gắn vào bên ngoài da, một áp lực dù rất nhỏ trong hệ mạch cũng có thể được phát hiện. Sự thay đổi về thể tích gây ra bởi áp lực này có thể được phát hiện bằng cách dùng ánh sáng đèn LED chiếu lên da và đo lượng ánh sáng phản xạ trở lại diode cảm quang. Lượng máu tưới mô trong mỗi chu kỳ tim có liên quan tới nhiều hệ thống sinh học khác nhau, do đó PPG có thể được dùng để đo và theo dõi nhịp tim, nhịp thở và các hệ thống tuần hoàn khác.
Theo các bác sĩ, độ chính xác của kết quả đo được có thể chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:
Từ con mắt cảm biến quang học trên vòng tay sẽ chiếu 1 chùm ánh sáng xanh lục và hồng ngoại để chiếu vào mạch máu. Họ cho biết rằng máu màu đỏ vì nó phản xạ ánh sáng đỏ và hấp thụ ánh sáng xanh lục. Đèn LED xanh lục đi kèm với diode cảm quang độ nhạy cao sẽ phát hiện ra lượng máu chảy qua mạch ở cổ tay tại một thời điểm cụ thể. Khi tim bạn đập, lượng máu chảy qua cổ tay tăng lên, ánh sáng xanh bị hấp thụ nhiều hơn.
Đèn LED sẽ chớp hàng trăm lần mỗi giây nhằm tính toán số lần tim đập mỗi phút và đó chính là kết quả nhịp tim của người dùng. Mặt khác, cảm biến trên vòng tay cũng sử dụng ánh sáng hồng ngoại để đo nhịp tim của người đeo trong 10 phút. Tuy nhiên, nếu ánh sáng hồng ngoại không thể cung cấp dữ liệu khả dụng thì vòng tay sẽ chuyển sang dùng LED xanh lục. Mặt khác, bộ cảm biến nhịp tim được thiết kế với khả năng tự bù đắp tín hiệu thấp bằng cách tăng độ sáng đèn LED và tỷ lệ lấy mẫu.